Chứng nhận VietGAP là gì và 4 lợi ích cốt lõi không thể bỏ qua
Bạn chưa hiểu Chứng nhận VietGAP là gì. 4 Lợi ích cốt lõi không thể bỏ qua của tiêu chuẩn. Tổ chức chứng nhận, thủ tục và chi phí cấp chứng chỉ như thế nào.
Nội dung bài viết [hide]
1. Chứng nhận VietGAP và lợi ích không thể bỏ qua
Một nền sản xuất nông nghiệp an toàn và bền vững đều là yêu cầu của các bên quan tâm (Cơ quan quản lý, nhà phân phối và kể cả người tiêu dùng thông minh). Giấy chứng nhận VietGAP được coi như một tấm vé quan trọng giúp sản phẩm từ nông trại đưa vào các hệ thống siêu thị thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam: Vinmart, Bách hóa Xanh, AEON Mall…
a) VietGAP
Vietnamese Good Agricultural Practices : Là các quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt do Cơ quản quản lý nhà nước ban hành.
- Bộ nông nghiệp đối với nhóm sản phẩm chăn nuôi và thủy sản (thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT và thông tư 06/2018/TT-BNNPTNT).
- Bộ khoa học công nghệ với sản phẩm trồng trọt (TCVN 11892-1:2017/BKHCN).
b) Chứng nhận VietGAP
Là hoạt động đánh giá, xác nhận của tổ chức Chứng nhận VietGAP đối với từng đối tượng cụ thể phù hợp tiêu chuẩn tương ứng.
c) 4 Lợi ích cốt lõi
- Tăng giá trị cho sản phẩm thông qua với bộ tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt đã được cơ quan quản lý ban hành thừa nhận.
- Tiếp cận các hệ thống siêu thị lớn, chuỗi thực phẩm sạch, bếp ăn tập thể và trường học.
- Giảm thiểu rủi ro và chi phí xử lý rủi ro về An toàn thực phẩm do tuân thủ yêu cầu hướng dẫn.
- Tăng cường hiệu quả quản lý trong nông trại.
2. 3 Loại tiêu chuẩn VietGAP
a) VietGAP trồng trọt
Năm 2017: Bộ khoa học và công nghệ ban hành TCVN 11892-1:2017 – Thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt.
Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt dùng làm thực phẩm.
- Chè, cà phê.
- Cây lương thực: Lúa, mỳ, ngô, lạc, đậu…
- Rau và hoa quả.
⇒ Tài liệu chia sẻ: TCVN 11892-1:2017
b) VietGAP chăn nuôi
Ngày 10 tháng 11 năm 2015 Bộ NNPTNT ban hành quyết định số 4653 bao gồm 08 Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho: bò sữa; bò thịt; dê sữa; dê thịt; lợn; gà; ngan-vịt và ong.
⇒ Tài liệu chia sẻ: Quyết định 4653/QĐ-BNN-CN (kèm 08 quy trình chăn nuôi tốt).
c) VietGAP thủy sản
Ngày 06/09/2014 Bộ NNPTNT Quyết định Số 3824/QĐ-BNN-TCTS ban hành về Quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam.
⇒ Tài liệu chia sẻ: Quyết định Số 3824/QĐ-BNN-TCTS
3. Tổ chức chứng nhận VietGAP
- Bộ khoa học và công nghệ chỉ định danh sách tổ chức chứng nhận VietGAP trồng trọt theo TCVN 11892-1:2017
- Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ định danh sách các tổ chức chứng nhận VietGAP: Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
4. Thủ tục Chứng nhận
a) Đăng ký chứng nhận VietGAP
Doanh nghiệp gửi bản đăng ký tới tổ chức chứng nhận, thông tin đăng ký bao gồm:
- Tên công ty
- Địa điểm: Trụ sở chính, địa điểm nông trại
- Quy mô: Sản phẩm, diện tích nuôi trồng, sản lượng
b) Đánh giá
Đơn vị cấp chứng chỉ sẽ tiến hành đánh giá hiện trường sản xuất một số tiêu chí cụ thể với từng lĩnh vực
Tiêu chí VietGAP trồng trọt
- Yêu cầu chung: 11 Tiêu chí.
- Yêu cầu đối với quá trình sản xuất: 5 Tiêu chí.
VietGAHP chăn nuôi (Tiêu chí A bắt buộc , tiêu chí B khuyến khích)
- Lợn (45 TC = 31 loại A + 14 loại B).
Gà (31 TC = 21 loại A + 10 loại B).
Vịt – Ngan (36 TC = 26 loại A + 10 loại B).
Bò thịt (45 TC = 36 loại A + 9 loại B).
Bò sữa (64 TC = 49 loại A + 15 loại B).
Dê thịt ( 54 TC = 44 loại A + 10 loại B).
Dê sữa (64 TC = 51 loại A + 13 loại B).
Ong (31 TC = 22 loại A + 9 loại B).
VietGAP thủy sản (Tiêu chí A bắt buộc , tiêu chí B khuyến khích)
- 104TC = 86 loại A +18 loại B
c) Hành động khắc phục
Nếu một số tiêu chí không được tuân thủ. Doanh nghiệp cần thực hiện hành động khắc phục tương ứng và gửi báo cáo cho tổ chức đánh giá.
d) Thẩm tra kết quả và cấp chứng nhận
Nếu chấp thuận hành động khắc phục của doanh nghiệp. Tổ chức đánh giá sẽ tiến hành cấp giấy chứng chỉ VietGAP.
Giấy chứng nhận được cấp có giá trị tối đa 3 năm.
e) Đánh giá giám sát và đánh giá đặc biệt và đánh giá chứng nhận lại
- Đánh giá giám sát: Định kỳ tối đa 12 tháng tổ chức đánh giá thực hiện đánh giá sát sát để duy trì việc áp dụng của doanh nghiệp.
- Đánh giá đặc biệt (đột xuất): Trường hợp có nghi ngờ về tình hình sử dụng dấu chứng nhận, hoặc kiến nghị của bên liên quan. Tổ chức cấp chứng nhận tiến hành đánh giá đột xuất.
- Đánh giá chứng nhận lại: Sau 3 năm nếu doanh nghiệp có nhu cầu gia hạn. Hai bên tiến hành ký kết hợp đồng và thực hiện như đánh giá lần đầu.
5. Chi phí đánh giá cấp chứng chỉ và thử nghiệm VietGAP
Báo giá VietGAP thường được tính dựa vào
a) Chi phí đánh giá và cấp chứng nhận
Thông thường báo giá được tính dựa vào quy mô sản xuất: Ví dụ 7-8 triệu đồng/ 1 Hecta.
b) Chi phí kiểm nghiệm sản phẩm
Doanh nghiệp có thể tự gửi mẫu đến phòng thử nghiệm có chức năng hoặc Tổ chức đánh giá lấy mẫu thử nghiệm
- Đất: Chỉ tiêu kim loại nặng (1-1.5 triệu).
- Nước sản xuất: Chỉ tiêu kim loại nặng, Vi sinh vật (1-1.5 triệu)
- Chất thải lỏng: Coli phân, coliform tổng số và Salmonella.
- Sản phẩm: Kim loại nặng, Vi sinh vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng kháng sinh.
Lưu ý: Mỗi sản phẩm sẽ yêu cầu chỉ tiêu thử nghiệm khác nhau. Vì vậy để tiết kiệm chi phí kiểm nghiệm bạn nên đọc rõ tiêu chuẩn. Ví dụ theo TCVN 11892-1:2017:
- Rau ăn sống và quả ăn ngay (táo, ổi, dưa chuột…) phải thử nghiệm chỉ tiêu vi sinh (A.6.2 TCVN 11892-1:2017).
- Những loại quả khác (mít, sầu riêng, na, vải) có thể không cần kiểm nghiệm chỉ tiêu vi sinh.
Trên đây là toàn bộ nội dung về VietGAP. Nếu bạn gặp khó khăn nào trong quá trình triển khai hãy để lại lời nhắn với PAMV để được trợ giúp.
Nhận xét
Đăng nhận xét