Chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp chuẩn là gì?

 Chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp chuẩn: Là hoạt động mang tính tự nguyện của doanh nghiệp nhằm xác nhận và phân loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đạt các mức chất lượng (Quality level) nhất định. Danh sách các tổ chức chứng nhận, chi phí chứng nhận và mẫu dấu hợp chuẩn. 

I. Chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp chuẩn là gì?

1.Tiêu chuẩn là gì

  • Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.- Trích Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn.
  • Tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện áp dụng của doanh nghiệp.

Ví dụ:  Doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế có thể áp dụng  TCVN 8389-1:2010 hoặc BS EN 14683:2019.

Chỉ tiêu thử nghiệm chứng nhận hợp chuẩn

2. Cơ quan ban hành Tiêu chuẩn

  • Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) do các Bộ quản lý ngành đề nghị và Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
  • Tiêu chuẩn Cơ sở (TCCS) do doanh nghiệp tự công bố: Dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ hoặc dựa vào TCVN/ Tiêu chuẩn Quốc tế.
  • Tuy nhiên TCCS không được trái với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia (QCVN).

3. Chứng nhận hợp chuẩn

Định nghĩa: là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. tiêu chuẩn sử dụng chứng nhận bao gồm:

  • Tiêu chuẩn Quốc gia.
  • Tiêu chuẩn Quốc tế.
  • Tiêu chuẩn khu vực.
  • Loại trừ tiêu chuẩn do cơ sở tự công bố

4. Công bố hợp chuẩn.

a. Định nghĩa công bố hợp chuẩn

Là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.

b. Trình tự công bố hợp chuẩn

  • Đánh giá hợp chuẩn: Doanh nghiệp (bên thứ nhất) tự thực hiện đánh giá hoặc đăng ký với Tổ chức chứng nhận (bên thứ 3). Phương thức đánh giá do doanh nghiệp hoặc tổ chức chứng nhận lựa chọn.
  • Nộp hồ sơ công bố tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường Chất lượng địa phương.

c. Hồ sơ công bố hợp chuẩn

  • 1. Bản công bố hợp chuẩn: Mẫu bản công bố theo quy định mới nhất.
  • 2. Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc tương đương.
  • 3. Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố.
  • 4.1. Giấy chứng nhận hợp chuẩn hoặc;
  • 4.2. Kế hoạch kiểm soát chất lượng, Chứng nhận ISO (nếu có); kết quả thử nghiệm còn hiệu lực trong 12 tháng, báo cáo đánh giá hợp chuẩn: Mẫu kế hoạch kiểm soát và báo cáo đánh giá hợp chuẩn.

Lưu ý: Biểu mẫu ban hành tại phụ lục III thông tư 28/2012/TT-BKHCN.

II Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn

1. Tổ chức nào được phép cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn và danh sách các tổ chức chứng nhận

Tổ chức Chứng nhận hợp chuẩn: Là tổ chức đánh giá sự phù hợp được Bộ khoa học và công nghệ hoặc Bộ quản lý ngành chỉ định thực hiện hoạt động Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn.

Căn cứ vào nghị định 107:2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh đánh giá sự phù hợp. Tổ chức chứng nhận phải được Cơ quan quản lý ngành chỉ định: Danh sách được đăng tải trên website của Bộ quản lý ngành:

  • 90% danh sách đăng tải trên website tcvn.gov.vn do TĐC -BKHCN được phân công quản lý với phạm vi đa ngành: đường dẫn.
  • 10% danh sách còn lại trên website của bộ quản lý ngành: Ví dụ sản phẩm phân bón thuộc bộ nông nghiệp; sản phẩm vật liệu xây dựng thuộc bộ xây dựng…

Lưu ý: Doanh nghiệp không nên sử dụng chứng nhận của tổ chức không có tên trong 2 danh sách nêu trên để tránh sử dụng giấy chứng nhận giả.

2. Chi phí chứng nhận

Chi phí chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn bao gồm:

  • Chi phí ngày công đánh giá của chuyên gia:  thường được theo hướng dẫn của IAF là MD5. Ví dụ quy mô có 6-10 nhân sự thì số ngày công được tính là 2 ngày công. Chi phí ngày công chuyên gia là 2 triệu/1 ngày công thì tổng là 4 triệu.
  • Chi phí đi lại và lưu trú: Tùy địa điểm xa gần nếu dưới 50km thì được tính theo giá Taxi hoặc tương đương.
  • Chi phí thử nghiệm sản phẩm: Theo báo giá của phòng thí nghiệm
  • Chi phí thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận: Thông thường là chi phí in ấn hồ sơ và số bản phát hành chứng chỉ. Ví dụ các tổ chức thương tính thêm 300 ngàn/1 Chứng chỉ in thêm.

3. Mẫu dấu hợp chuẩn

Nếu dấu hợp quy thường có chung một quy cách trình bày. Thì mẫu dấu hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận ban hành.

dấu chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn

(Nguồn: Good Việt Nam)

Doanh nghiệp được sử dụng mẫu chứng nhận in trên: Bao bì sản phẩm, tài liệu catalogue, quảng cáo sản phẩm…

Nội dung liên quan: Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy là gì?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

5S là gì?

Hướng Dẫn Tự Áp Dụng Iso 9001:2015 Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

Chứng nhận ISO 9001:2015 và 10 bước đánh giá Hệ thống Quản lý Chất lượng